Nhà cung cấp giữ vài trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, uy tín và khả năng phát triển của cửa hàng. Chính vì vậy, đánh giá nhà cung cấp và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp là điều không thể thiếu. Đó cũng như việc chọn bạn đồng hành để cùng kinh doanh.
Bài viết lần này là dành cho những ai đang quan tâm và có ý định tìm cho mình một đối tác tin cậy để phân phối sản phẩm. KYNKO hy vọng sẽ giúp các bạn có những quyết định thông thái sau khi tham khảo 6 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHỌN NHÀ CUNG CẤP UY TÍN này.
1. Sự uy tín của nhà cung cấp
Tiêu chí đầu tiên để đánh giá một nhà cung cấp đó là mức độ uy tín. Đây cũng là yếu tố quyết định xem có hợp tác với nhà cung cấp này không. Một nhà cung cấp uy tín sẽ được đánh giá như sau:
Thông tin rõ ràng: có đầy đủ giấy phép kinh doanh hợp lệ cũng như mã số thuế, tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, website - fanpage chính thống...
Sự minh bạch trong hợp tác: Nhà phân phối chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, có giấy đảm bảo hợp pháp về mặt pháp lý, cũng như các hợp đồng kinh tế cho các nhà phân phối tham khảo
Các vấn đề về mặt pháp lý khác: Chưa gặp phải các vấn đề về vi phạm pháp luật như trốn thuế, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...
Lịch sử hợp tác và phát triển: Các công ty uy tín thường sẽ có một lượng khách hàng ổn điịnh, thâm niên càng lâu đời thì độ uy tín cũng sẽ được đánh giá càng cao.
2. Chất lượng hàng hóa/dịch vụ cung cấp
Hàng hóa/dịch vụ chất lượng tốt là điều kiện tiên quyết để đánh giá một nhà cung cấp cũng như liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cửa hàng bạn trong tương lai.
Một số tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm tốt có thể kể đến như:
Hiệu suất: Chức năng cơ bản, cường độ tối đa và chế độ vận hành của sản phẩm
Tính năng: Các tính năng cơ bản, tính năng nâng cao và cải tiến sản phẩm/dịch vụ có phù hợp với doanh nghiệp/cửa hàng bạn đang cần hay không
Độ bền: Tuổi thọ sản phẩm là bao lâu? so với thị trường thì độ hao mòn có đáng kể hay không
Thẩm mỹ: Hình thức có bắt mắt và hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không? kết cấu, các phím chức năng có thuận tiện cho người tiêu dùng hay không
Độ tin cậy: Xác suất sản phẩm bị lỗi có cao không? tỷ lệ hư hỏng khi đến tay nhà phân phối hoặc đến tay người tiêu dùng là bao nhiêu
Sự đa dạng về mặt hàng hóa: Hàng hóa có đa dạng không? có phù hợp với nhu cầu không? có sử dụng được nhiều chức năng mà không bị ảnh hưởng nhiều đến độ bền của sản phẩm hay không
3. Giá cả sản phẩm
Một trong những tiêu chí cực kỳ quan trọng không thể không kể đến khi quyết định hợp tác với một nhà cung cấp đó chính là GIÁ CẢ.
Cùng một sản phẩm và chất lượng như nhau, nhưng có bên lại có giá thấp và có bên lại có giá cao, khi đó GÍA CẢ chính là yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp bạn. Một số yếu tố về mặt giá cả cần lưu ý, đó là:
Giá cả cạnh tranh: Như đã nói ở trên, các mặt hàng có chất lượng tương đương nhau thì thường giá sẽ không được quá chênh lệch. Nếu có sự chênh lệch quá lớn giữa các sản phẩm của các bên thì cần xem xét đến chất lượng hoặc nguồn gốc xuất xứ của nguồn hàng trên. Khi tham khảo giá, bạn cũng nên so sánh bảng giá của nhiều bên để có sự cân nhắc chín chắn và khách quan
Giá cả ổn định : Nên chọn các nhà cung cấp có giá niêm yết ổn định trong một khoảng thời gian dài, vì điều này đánh giá trực tiếp đến năng lực làm việc của nhà cung cấp đó. Việc thay đổi giá cả theo tình hình biến động thị trường cũng cần có kế hoạch và thông báo rõ ràng với nhà cung cấp.
Giá cả minh bạch, chính xác: Việc thống nhất giá cả giữa các khâu, các bộ phận khi đến tay nhà phân phối cũng cần xem xét thật kỹ lưỡng. Khoảng thời gian trung bình để nhận được ghi chú tín dụng phải hợp lý. Chi phí ước tính không được thay đổi đáng kể so với hóa đơn cuối cùng. Hóa đơn của nhà cung cấp cần kịp thời và dễ đọc và dễ hiểu.
4. Phương thức thanh toán và điều khoản thanh toán
Với độ phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ 4.0, việc thanh toán bằng tiền mặt lại trở thành bất tiện với tất cả các khách hàng. Ngày nay, mọi người thường chọn cách thức thanh toán bằng chuyển khoản thay cho việc thanh toán bằng tiền mặt như trước. Chính vì thế, các nhà cung cấp có đa dạng kênh nhận thanh toán cũng là một ưu điểm.
Điều khoản thanh toán của nhà cung cấp hàng hóa cũng ảnh hưởng gián tiếp tới yếu tố chi phí. Doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải khó khăn khi thanh toán với các điều khoản thanh toán 1 lần. Vì vậy chính sách mua hàng công nợ hoặc thanh toán thành nhiều đợt chắc chắn sẽ thu hút được doanh nghiệp.
5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán hàng
Hầu hết các nhà cung cấp chuyên nghiệp đều có bộ phận chăm sóc khách hàng. Đây cũng là tiêu chí cần thiết để lựa chọn một nhà cung cấp uy tín, vì trước khi mua hàng cần có bộ phận tư vấn chi tiết về sản phẩm, sau khi nhận hàng thì cần phải có bộ phận hỗ trợ các trường hợp phát sinh lỗi như: thiếu hàng hóa, lỗi sản phẩm, khiếu nại, bảo hành sản phẩm...
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt thì mối quan hệ hợp tác sẽ bền chặt và lâu dài hơn vì 2 bên có sự tương tác lẫn nhau.
- Trước khi phát sinh đơn hàng: Thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện đơn hàng đến khi nhà cung cấp giao hàng cho doanh nghiệp bạn.
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa: Đảm bảo thời gian giao hàng theo thỏa thuận. Đúng loại hàng hóa, đúng chất lượng, số lượng theo hợp đồng.
- Thông tin: Thông tin được trao đổi xuyên suốt giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp bạn.
- Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng của nhà cung cấp trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ khi các điều kiện liên quan thay đổi.
- Mức độ dịch vụ: Xác suất để sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp bạn.
6. Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp
Để tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp, tính bền vững của nhà cung cấp nên là một điểm đáng lưu ý tiếp theo.
Một đối tác uy tin, độ tin cậy và an toàn cao giúp quá trình vận hành của doanh nghiệp bạn đi vào ổn định, rút ngắn quá trình setup hệ thống rất nhiều, giảm thiểu những chi phí tìm kiếm nhà cung cấp mới cũng như những rủi ro tiềm tàng khi không hiểu về cách làm việc, chất lượng sản phẩm của một nhà cung cấp khác.
Các yếu tố đánh giá tính bền vững của nhà cung cấp có thể kể đến:
Mức độ phủ sản phẩm cũng như độ nổi của thương hiệu: Đây là những đặc điểm để áng chừng được tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp. Thông thường, thương hiệu được xây dựng nhiều năm và có nhiều đại lý phân phối chứng tỏ nhà cung cấp đó có tâm huyết, chuyên nghiệp và có đầu tư cho lĩnh vực hoạt động của họ.
Mức độ rủi ro tài chính của nhà cung cấp: Sự ổn định về mặt tài chính của nhà cung cấp sẽ xác định liệu nhà cung cấp có tiếp tục là đối tác đáng tin cậy hay không và việc cung cấp đó sẽ không bị gián đoạn do những hậu quả từ rủi ro tài chính gây ra.
Yếu tố bền vững về môi trường: Cần lưu ý đến các quyết sách và việc làm của nhà cung cấp liên quan đến chiến lược quản lý chất thải, việc giảm thiểu chất thải, hiệu quả năng lượng, quy trình xử lý các nguyên liệu độc hại...
Yếu tố công nghệ trong thời đại mới: Các yếu tố về công nghệ, máy móc cũng như khả năng tự đổi mới hoàn thiện cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên sự bền vững cho nhà cung ứng. Trước cuộc chạy đua công nghệ trong thời đại 4.0, tối ưu hóa công nghệ sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn, đảm bảo doanh nghiệp phát triển một cách bền vững khi thị trường có biến động.
Trên đây là 6 tiêu chí để đánh giá nhà cung cấp uy tín mà các bạn có thể tham khảo để có thể chọn được đối tác phù hơp nhất với sản phẩm và doanh nghiệp của mình.
KYNKO - thương hiệu điện máy cầm tay chuyên nghiệp đã có mặt tại thị trường Việt Nam được 9 năm. Với đầy đủ cơ sở năng lực và hồ sơ pháp lý cần thiết, KYNKO cam kết mang tới cho các khách hàng những giá trị sản phẩm và lợi nhuận tốt nhất.
Sử dụng sản phẩm điện máy cầm tay của KYNKO sẽ góp phần giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như bước đầu xây dựng tên thương hiệu, từ đó tận dụng cơ hội để tạo đà phát triển doanh nghiệp nhanh và chắc hơn.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách cũng như các chế độ ưu đãi cho các đại lý, nhà phân phối, các bạn hãy liên hệ ngay số điện thoại 0833608222
KYNKO - SỨC MẠNH TIÊN PHONG!