Tin tức

Chuyên mục: Tin tức

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CẦM TAY

Ngày nay, dụng cụ điện cầm tay đã trở nên phổ biến ở tất cả các lĩnh vực và ngành nghề. Trong đó, các thiết bị nổi bật có thể nhắc đến như: Máy khoan, máy đục, máy cắt, máy mài, máy bào, máy cưa... Những thiết bị này ngày càng được tối ưu hóa để phù hợp với nhu cầu cũng như tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.

Tuy nhiên, tỷ lệ các tai nạn ngoài ý muốn do sử dụng các dụng cụ điện cầm tay ngày một tăng lên. Vậy nên, nếu không phải là dân chuyên, trước khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay này, các bạn nên tham khảo một số điều như sau để đảm bảo an toàn và hiệu suất làm việc tốt nhất nhé!

I. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY

1. Sử dụng dụng cụ vào đúng mục đích của công việc: Nhiều người dùng máy cắt gỗ để cắt gạch hoặc cắt sắt, hoặc dùng máy khoan vào công việc làm bánh... điều này là không nên, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm và thậm chí gây nguy hại đến người sử dụng.

2. Để đảm bảo dụng cụ cầm tay vận hành an toàn và bền bỉ. Nên sử dụng đúng phụ kiện chính hãng của nhà sản xuất. 

3.Khi sử dụng, để đảm bảo độ bền của máy, bạn không nên sử dụng hết công suất được ghi trên máy của dụng cụ điện cầm tay. Vì khi đạt tốc độ tối đa, các máy có chất lượng không tốt sẽ chỉ hoạt động được trong một thời gian rất ngắn, ngay sau đó máy sẽ bị hỏng, phụ kiện văng ra ngoài có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

4. Cần kiểm tra dụng cụ cầm tay trước mỗi lần sử dụng. Không nên cố sử dụng khi máy có dấu hiệu hư hỏng. Chỉ cầm nắm dụng cụ điện ở phần nắm đã được cách điện.

5. Cần trang bị dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc để bảo vệ an toàn cho chính mình. Tuỳ theo từng loại công việc mà sử dụng chắn che mặt, kính chụp mắt hay kính bảo hộ, mặt nạ chống bụi, đồ dùng bảo hộ tai nghe, găng tay, quần áo bảo hộ…

6. Lưu ý không được để dây điện gần thiết bị đang quay hoặc những nơi dễ gây cháy nổ

7. Không cho máy hoạt động khi đang cầm bên hông hoặc khi chưa sử dụng và chỉ được đặt máy xuống khi máy đã ngừng quay hoàn toàn

8. Thường xuyên kiểm tra chất lượng của dụng cụ, đặc biệt vệ sinh thường xuyên các khe thông gió của dụng cụ.

II. BẢO DƯỠNG DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY

Để giữ cho thiết bị được hoạt động tốt cũng như bền bỉ, các bạn nên thường xuyên bảo dưỡng dụng cụ điện cầm tay, một số lưu ý khi bảo dưỡng thiết bị điện cầm thay như sau:

1. Không bao giờ làm sạch bất kỳ dụng cụ điện trong khi vẫn cắm điện hoặc đang hoạt động.

2. Tránh bôi dầu các công cụ điện trừ trường hợp được khuyến cáo của nhà sản xuất.

3. Nên làm khô dụng cụ điện cầm tay trước khi cất giữ, nếu bạn cất dụng cụ trong khi đang ướt, dụng cụ dễ bị rỉ.

4. Luôn luôn kiểm tra, thực hiện đúng hướng dẫn và khuyến nghị của nhà sản xuất để bảo dưỡng máy.

5. Việc sửa chữa những hư hỏng nhỏ phải tuân theo hướng dẫn sử dụng. Những vấn đề sửa chữa khác nên liên hệ với đơn vị bảo hành để được tư vấn, sửa chữa đúng. Không tự ý chỉnh sửa, thay đổi kết cấu của các dụng cụ điện.

6. Đối với các dụng cụ dùng pin, cần thay pin khi đã hết tuổi thọ để tránh hiện tượng mau hết pin, phù, nóng, thậm chí là cháy nổ.

Hy vọng bài viết về những lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng các dụng cụ điện cầm tay trên đây sẽ phần nào giúp bạn sử dụng an toàn, hiệu quả hơn các thiết bị mà mình đang có.

KYNKO chuyên phân phối thiết bị, dụng cụ điện cầm tay trong đó có dòng sản phẩm máy khoan, máy mài, máy cắt,... Quý khách nếu có nhu cầu vui lòng liên hệ với số hotline bên dưới. Hoặc có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm khác tại website.

Tin liên quan

Viết bình luận