Kiến thức chung

Chuyên mục: Kiến thức chung

8 Mẹo Sử Dụng Máy Cắt Máy Mài Cầm Tay An Toàn Từ Thợ Chuyên Nghiệp

   Máy mài góc, còn gọi là máy cắt, máy mài chuột là một công cụ quen thuộc, không thể thiếu cho anh em thợ và người tự sửa chữa. Với tính linh hoạt và khả năng thực hiện nhiều công việc khác nhau, máy mài góc là một trợ thủ đắc lực cho thi công.

   Thời điểm hiện tại, sở hữu một chiếc máy máy mài với cá nhân không còn quá khó khăn để xử lý các vấn đề sửa chữa trong gia đình.

   Tuy nhiên, cách dùng máy mài góc thế nào, dùng máy cắt sao cho đúng thì không phải ai cũng nắm rõ.

 

 

 Cùng tìm hiểu về các lưu ý khi sử dụng máy mài cầm tay – máy cắt một cách an toàn nhất từ thợ thi công chuyên nghiệp nhé.

 

1. Kiểm tra công tắc máy trước khi sử dụng

   Một vấn đề khá quan trọng mà anh em không hay lưu tâm đó là máy đã thực sự tắt trước khi rút điện chưa.

   Nếu tắt hẳn chúng ta hãy cắm điện, tránh tình trạng bất ngờ khi cắm máy sử dụng, cực kỳ nguy hiểm khi máy đang gắn sẵn lưỡi.

   Với máy mài công tắc cạnh, việc kiểm tra rất dễ, có thể thấy rõ trên thân máy.

   Công tắc đuôi thì anh em phải lưu ý hơn. Công tắc gạt bên nấc “I” - máy đang “bật”. Công tắc gạt bên nấc “0” – máy ở trong trạng thái tắt.

 

Cấu tạo công tắc đuôi máy mài góc phổ thông. Ảnh: Máy cầm tay Kynko Việt Nam.

2. Dùng đá cắt phù hợp với các loại máy

   Mỗi một dòng máy sẽ có thông số đá cắt phù hợp. Hầu hết các máy mài chuột trên thị trường thường có đường kính đĩa tối đa 100mm, sử dụng được các lưỡi cắt 100mm, 110mm.

   Trong điều kiện tốt nhất nên sử dụng các loại đĩa cắt, đá cắt chính hãng, tránh gặp phải tình trạng gặp phải đá chất lượng kém, dễ vỡ gãy gây nguy hiểm khi sử dụng.

 

3. Sử dụng ốp bảo vệ và tay cầm

   Ốp bảo vệ và tay cầm luôn được trang bị theo máy. Tuy nhiên, do thói quen hoặc lười lắp, nhiều người bỏ qua bước gắn tay cầm phụ và ốp bảo vệ. Chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn đến nguy hiểm khó lường.

   Để an toàn nhất cho bản thân, anh em nên gắn ốp, tránh bị bắn tia lửa vào người, bảo vệ khi gãy lưỡi, vỡ đá hoặc văng máy.

 

Sử dụng ốp bảo vệ và tay cầm máy cắt khi thi công. Ảnh: Máy cầm tay Kynko Việt Nam.

 

4. Sử dụng đồ bảo hộ

   Kính mắt, bao tay, ống tay bảo vệ (nếu sử dụng áo cộc tay) là dụng cụ không thể thiếu giúp hạn chế rủi ro bị dị vật từ vật cắt bắn ra ngoài.

   Nếu anh em sử dụng áo tay dài nên cài nút gọn gàng, tránh tình trạng áo kẹt vào máy khi vận hành, rất nguy hiểm.

   Máy mài thông thường có độ ồn rất cao, khuyến khích anh em nên sử dụng dùng đồ bịt để giảm tiếng ồn cho tai khi vận hành máy.

 

5. Tư thế vận hành

   Một tư thế an toàn cầm máy khi cắt (với người thuận tay phải) chia sẻ để anh em tham khảo đó là:

   Cầm máy để trục khuỷu phía bên phải, lưỡi cắt phía bên trái. Trong trường hợp bị kẹt lưỡi, thân máy sẽ đẩy về phía trước, tránh va vào người.

   Không vận hành máy thẳng người, ngồi né tầm đá cắt, đề phòng trường hợp kẹt lưỡi, máy bật trúng vào người gây nguy hiểm.

   Lưỡi cắt luôn để vuông góc với bề mặt cắt, tránh kẹt, vỡ đá khi sử dụng.

 

Tư thế cắt chuẩn đảm bảo độ an toàn khi thi công. Ảnh: Máy cầm tay Kynko Việt Nam.

 

6. Cách cắt bằng đá mài an toàn

   Anh em nên rê bề mặt cắt trước, tạo đường rãnh. Không nên giữ nguyên lưỡi 1 chỗ, tránh bị nóng và làm giảm độ sắc lưỡi cắt.

   Chia sẻ từ thợ chuyên nghiệp, nên cắt từ phía trong ra ngoài, đá cắt sẽ ăn từ từ vào vật cắt tránh bị xóc đĩa khi vận hành.

Cách cắt bằng đá mài an toàn chia sẻ từ thợ chuyên nghiệp. Ảnh: Máy cầm tay Kynko Việt Nam.

 

7. Nên sử dụng máy chuyên dùng

   Trên thực tế, mỗi một dòng máy ra đời đều có công năng khác nhau. Tuy nhiên do tính đa dụng mà anh em thường sử dụng máy mài cầm tay vào cắt tất cả các loại nguyên liệu.

   Nếu có điều kiện, nên sắm riêng từng máy chuyên dụng: máy cắt sắt (với nhu cầu sử dụng nhiều cắt sắt), máy cắt gạch (với thợ ốp lát), máy cưa gỗ.

   Trong trường hợp bắt buộc, nếu cắt sắt, để an toàn, khuyến khích nên dùng công tắc cạnh, dễ dàng thao tác trong quá trình sử dụng.

    Và một lưu ý quan trọng, không nên sử dụng máy mài cho việc cưa cắt gỗ.

 

Nên sử dụng máy chuyên dùng tăng độ an toàn và hiệu quả. Ảnh: Máy cầm tay Kynko Việt Nam.

 

8. Lựa chọn máy mài tốt

   Một chiếc máy hoạt động ổn định đem lại độ an toàn cao.

   Trên thị trường, hàng giả, nhái và không rõ nguồn gốc xuất xứ rất nhiều.

   Anh em về sử dụng được khoảng thời gian vài ngày nửa tháng máy có tình trạng nóng, hỏng hóc, vỡ bi, thậm chí chập cháy.. do nguyên liệu sản xuất rẻ tiền, tốn thời gian và công sức.

   Khuyến khích anh em (đặc biệt thợ thi công) nên lựa chọn máy chính hãng có tên tuổi và tìm mua tại địa chỉ uy tín.

   Trên thị trường, một số thương hiệu máy cầm tay tốt, bền bỉ có thể kể đến như: Makita, Bosch, Dewalt, Kyntec, Kynko.. giá cũng chỉ từ 600.000 cho một sản phẩm chính hãng, bảo hành dài hạn.

   Các dòng máy này công suất khỏe, rút ngắn thời gian thi công đem lại hiệu quả cao trong công việc.

   Quan trọng độ bền của máy cao, ổn định, đầu tư một lần, dùng lâu dài. Giúp anh em tiết kiệm chi phí, nhất là với đội anh em làm chuyên nghiệp.

 

Độ bền và tính ổn định là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn máy mài góc. Ảnh: Máy cầm tay Kynko Việt Nam.

   Trên đây là 8 Mẹo sử dụng máy cắt máy cầm tay an toàn được thợ thi công chuyên nghiệp chia sẻ. Nếu có thêm thông tin hữu ích, anh em có thể chia sẻ và góp ý tới Kynko để bài viết được hoàn thiện hơn. Chúc anh em thi công an toàn.

Tags:

Tin liên quan