3 Cách Siết Bu Lông Bánh Xe Ô Tô Đúng Lực - Chính Xác – Có Bảng Lực Siết Chuẩn Cho Mọi Loại Bu Lông
1. Vai trò của lực siết tiêu chuẩn trong liên kết bu lông
Lực siết bu lông (gọi tắt là "mô-men xoắn") là đại lượng mô tả mức độ lực quay tác dụng lên bu lông để tạo ra liên kết chặt giữa hai bề mặt. Nếu lực siết quá nhỏ, liên kết có thể bị lỏng trong quá trình hoạt động, gây mất an toàn. Ngược lại, nếu siết quá chặt, bu lông có thể bị giãn quá mức dẫn đến hỏng ren hoặc phá vỡ kết cấu kim loại.
Do đó, trong các tài liệu kỹ thuật sửa chữa (Service Manual), nhà sản xuất thường đưa ra thông số lực siết tiêu chuẩn (thường tính bằng Newton-mét – Nm) cho từng vị trí bu lông cụ thể.
2. Các phương pháp siết bu lông bánh xe phổ biến
2.1. Sử dụng cờ lê lực (Torque Wrench)
Đây là phương pháp chính xác và được khuyến nghị hàng đầu trong kỹ thuật bảo dưỡng ô tô.
Nguyên lý hoạt động: Cờ lê lực cho phép người sử dụng thiết lập trước giá trị mô-men xoắn yêu cầu. Khi lực siết đạt đến giá trị cài đặt, thiết bị phát ra tín hiệu âm thanh hoặc cảm giác “tách” để dừng lại.
*Ưu điểm:
+ Đảm bảo lực siết chính xác theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Giảm thiểu rủi ro về lỏng bu lông hoặc gãy ren.
+ Có thể kiểm tra lại các bu lông sau thời gian sử dụng.
*Thực hiện:
+ Siết bu lông theo trình tự đối xứng (hình ngôi sao hoặc chéo góc) để đảm bảo phân bố đều lực tiếp xúc giữa bánh xe và moay-ơ.
+ Hạ bánh xe xuống mặt đất sau khi siết sơ bộ rồi thực hiện siết lực cuối cùng.
2.2. Sử dụng súng xiết bu lông khí nén
Súng vặn ốc là công cụ phổ biến trong các xưởng sửa chữa chuyên nghiệp do tính tiện lợi và hiệu suất cao.
*Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt động bằng khí nén hoặc điện.
+ Có thể điều chỉnh mức áp lực nhưng khó kiểm soát chính xác lực siết.
*Nhược điểm:
+ Không có cơ chế cảnh báo khi đạt lực tối ưu.
+ Nguy cơ siết quá lực nếu không được kiểm soát tốt.
*Khuyến cáo:
+ Nên kết hợp với cờ lê lực để kiểm tra lại lực siết cuối cùng sau khi sử dụng súng.
2.3. Sử dụng công cụ cơ bản tại nhà
Trong các tình huống sửa chữa khẩn cấp hoặc không có dụng cụ chuyên dụng, người sử dụng có thể áp dụng phương pháp siết bu lông bằng các công cụ cơ khí thông thường như tay vặn chữ thập, bộ tuýp hoặc cần xiết tay.
*Cách thực hiện:
+ Siết từng bu lông theo trình tự hình ngôi sao.
+ Dùng lực tay đều, dừng lại khi cảm thấy lực cản lớn và bu lông đã cố định chắc chắn.
*Lưu ý:
+ Tránh đứng lên hoặc dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể để siết – dễ gây quá lực.
+ Kiểm tra lại độ chặt của bu lông sau vài ngày sử dụng.
3. Quy trình siết bu lông bánh xe theo trình tự chuẩn
4. Một số khuyến nghị kỹ thuật
+ Trước khi siết chặt hoàn toàn, cần siết sơ bộ từng bu lông để “đặt vị trí” bánh xe đúng tâm.
+ Luôn đảm bảo ren bu lông và lỗ ren sạch, không dính dầu mỡ hoặc cát bụi.
+ Không dùng mỡ bôi trơn khi siết bu lông bánh xe, trừ khi nhà sản xuất có chỉ định khác.
+ Định kỳ kiểm tra lực siết sau một khoảng thời gian vận hành (khoảng 2.000–3.000 km).
5. Bảng Lực Siết Tiêu Chuẩn Theo Kích Thước Bu Lông (Ren hệ mét – ISO)
*Ghi chú sử dụng:
+ Các giá trị trên mang tính tham khảo. Luôn ưu tiên dùng lực siết theo tài liệu chính hãng (Service Manual) của từng dòng xe.
+ Nếu dùng cờ lê lực, nên kiểm tra định kỳ độ chính xác của dụng cụ.
+ Lực siết được áp dụng trong điều kiện khô (không bôi trơn). Nếu có bôi mỡ hoặc dầu, nên giảm lực siết 10–15% để tránh quá lực.
----
KYNKO VIỆT NAM - CHẤT LƯỢNG TẠO NÊN UY TÍN
- Địa chỉ: 226 Phố Vạn Phúc, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.
- Hotline: 0868 576 403 - Zalo: 0868 576 403
- Email: kynkovietnam@gmail.com
- Website: https://kynkovietnam.com