Kiến thức chung

Chuyên mục: Kiến thức chung

Mẹo Chế Máy Chà Nhám Từ Máy Mài Góc

MẸO CHẾ MÁY CHÀ NHÁM TỪ MÁY MÀI GÓC

Máy mài cầm tay là dụng cụ được sử dụng phổ biến hiện nay. Máy mài góc có công dụng chủ yếu để cắt hoặc đánh bóng vật liệu.

Máy chà nhám gỗ là dòng máy chuyên dùng để chà nhám bề mặt gỗ trước khi sơn nước. Trên thực tế, công đoạn này có thể dùng máy mài góc để thực hiện. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, không phải mua nhiều loại máy khác nhau. Hơn nữa, việc dùng máy mài góc để chà nhám cũng đem đến hiệu quả tương đương với việc dùng máy chà nhám chuyên dụng. Do đó, bạn có thể yên tâm dùng máy mài góc để chà nhám gỗ. Tuy nhiên để đảm bảo công việc đạt hiệu quả cần sử dụng máy mài góc chất lượng đến từ các thương hiệu uy tín chính hãng.

1. Hướng dẫn chế chà nhám gỗ từ máy mài góc

Các vật dụng cần thiết: máy mài góc cầm tay, đĩa chà nhám, giấy chà nhám,…

Bước 1: Tháo đĩa mài ra lắp đế chà nhám vào máy mài. Lưu ý chọn kích thước đĩa chà phù hợp.

Bước 2: Dán tấm giấy nhám thô lên đĩa chà chắc chắn.

Bước 3: Bật máy mài và tiến hành test thử máy. Ban đầu nên chà nhẹ nhàng ở tốc độ thấp để giấy nhám bám chặt vào đĩa nhất.

Bước 4: Khi giấy nhám bám vào đĩa chà, nhỏ keo dán chuyên dụng xung quanh mép và trung tâm miếng giấy dán để đảm bảo giấy bám chắc nhất có thể.

Bước 5: Sau khi hoàn thiện các thao tác trên, bạn có thể dùng máy mài để chà nhám vật liệu một cách bình thường.

Lưu ý: Do máy mài góc cầm tay là máy có kích thước và công suất nhỏ, nên việc chế máy mài thành máy chà nhám chỉ phù hợp cho các công việc với tần suất nhỏ, diện tích chà bé. Với bề mặt lớn hơn như tường, trần bê tông,... bạn nên sử dụng các dòng máy chà nhám chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả công việc.

Máy chà nhám tự chế từ máy mài góc Kynko

2. Chọn đĩa chà nhám phù hợp

Hiện nay có rất nhiều loại đế dán máy chà nhám khác nhau. Vì vậy, bạn cũng cần lưu ý khi chọn đế nhám phù hợp cho máy mài góc. Cụ thể như sau:

- Kích cỡ: Đế nhám có nhiều kích thước khác nhau, thường thấy nhất là các đế nhám đường kính 100, 125, 150, 180mm. Tùy thuộc vào đường kính đĩa mài của máy mài góc để chọn đế dán có kích thước tương tự.

- Chất liệu: Nên ưu tiên đế dán bằng nhựa. Không nên dùng đế dán bằng gỗ hoặc sắt vì chúng nặng và dễ sinh nhiệt trong khi sử dụng.

3. Những điểm cần lưu ý

Cần lưu ý một số vấn đề sau khi chế máy mài góc thành máy chà nhám:

- Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ khi làm việc.

- Lắp các phụ kiện theo đúng hướng dẫn, đảm bảo các chi tiết được liên kết chặt chẽ với nhau.

- Nên dùng máy mài cầm tay chính hãng để đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng. Bạn có thể tham khảo dòng máy mài cầm tay của Kynko như: KD02, KD18, KD69,…

- Máy mài cầm tay chỉ chà nhám cho những bề mặt có diện tích nhỏ. Nếu cần chà nhám bề mặt có diện tích lớn, bạn nên dùng máy chà nhám chuyên dụng. Ví dụ như các dòng máy chà nhám Kynko chính hãng: KD43, KD66,…

----

KYNKO VIỆT NAM - CHẤT LƯỢNG TẠO NÊN UY TÍN

- Địa chỉ: 226 Phố Vạn Phúc, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

- Hotline: 0913 014812 - Zalo: 0913 014812

- Email: kynkovietnam@gmail.com

- Website: https://kynkovietnam.com/

Tin liên quan